SV LÀNG SƯ - SVCG HÀ THÀNH
Xin mời bạn cùng đăng nhập để có thể cùng chia sẻ với chúng tôi mọi điều về Đức Tin cũng như đời sống của bạn.!!!

Join the forum, it's quick and easy

SV LÀNG SƯ - SVCG HÀ THÀNH
Xin mời bạn cùng đăng nhập để có thể cùng chia sẻ với chúng tôi mọi điều về Đức Tin cũng như đời sống của bạn.!!!
SV LÀNG SƯ - SVCG HÀ THÀNH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI QUẢN TRÒ(NGƯỜI LÃNH ĐẠO, LINH HOẠT VIÊN)

Go down

 CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI QUẢN TRÒ(NGƯỜI LÃNH ĐẠO, LINH HOẠT VIÊN) Empty CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI QUẢN TRÒ(NGƯỜI LÃNH ĐẠO, LINH HOẠT VIÊN)

Bài gửi by nayconlada Sat Apr 30, 2011 1:15 pm


I. Kỹ năng phát động phong trào:

1. Phát động phong trào:- Nghĩa đơn giản: là đề xuất ra trước tập thể một phong trào hoạt động nào đó.
Nghĩa phức tạp: là khơi dậy một phong trào nào đó mà tập thể hưởng ứng và đồng lòng tham gia.
=> Phát động phong trào là xây dựng một ý tưởng ở một cá nhân nào đó trong tập thể, đưa ý kiến ra trước tập thể và được tập thể hưởng ứng và thực hiện theo phong trào đã thống nhất
2. Người phát động phong trào:
* Là người có ý tưởng để tổ chức ra một hoạt động thiết thực.
* Tham khảo ý kiến của tập thể và thuyết phục được tập thể đó hưởng ứng theo phong trào hoạt động của mình.
* Tập hợp ý kiến mọi người và cùng mọi người thực hiện phong trào hoạt động của mình
3. Các tình huống minh họa:
1. Tình huống 01:
* Khi tập thể của bạn cần có một hình thức giải trí cho một buổi tối họp nhóm.
* Bạn thấy nhóm bạn đều là những người thích hát nên bạn đã đề xuất với mọi người về phương án đi hát Karaoke.
* Mọi người hưởng ứng theo ý kiến của bạn và bắt đầu chọn quán và tổ chức buổi tối gặp mặt thật vui vẻ
2. Tình huống 02:
* Chuẩn bị đến ngày “Quốc tế thiếu nhi 1/6”, nhóm bạn họp bàn về việc muốn tổ chức một công tác xã hội giúp đỡ các em vào ngày đó.
* Nhóm trưởng bắt đầu lấy ý kiến:
* o A: Tổ chức đêm sinh hoạt cho các em.
* o B: Chọn một địa điểm và mời các em khó khăn trong khu vực.
* o C: Quyên tiền bằng cách bán sách báo cũ, áo quần cũ và nuôi “heo đất hàng ngày”.
* o D: Sẽ họp lại chọn ngày và quyết định số quà cũng như thông tin các em
* Sau khi họp bàn xong, chia nhóm và đi thực hiện ý tưởng của cả nhóm.
3. Tình huống 03:
* Bạn có một người bạn gần nhà đang dự định mở lớp dạy học tiếng Anh miễn phí cho các em khó khăn, nhưng bạn của bạn lại lo lắng cho việc thực thi của nó.
* Bạn đã giúp bạn của bạn bằng cách hỏi thăm ý kiến các em và gia đình các em và sau đó bạn đã trao đổi với giám đốc công ty lớn trên phố của bạn nhờ ông hỗ trợ bàn ghế và bảng
* Bạn báo lại với bạn của bạn và thế là lớp học có thể bắt đầu vào đầu tuần sau.
* Bạn vẫn thường xuyên đến lớp thăm các em và ủng hộ bạn của bạn để lớp học là điểm sáng trong tổ/phường/ ....


II. Hình thành nên người quản trò:

1. Kho tàng kiến thức cần chuẩn bị:
* Các bài hát: đối với người quản trò cần xác định rõ môi trường tổ chức của mình để chuẩn bị trước các bài hát phù hợp với tập thể đó như thiếu nhi, thanh niên, ... Đây là vốn kiến thức bắt buộc phải được trao dồi thường xuyên.
* Trò chơi: đây là kho tàng quan trọng nhất của người quản trò. Càng biết nhiều thì người quản trò càng có nhiều phương án lựa chọn cho các tình huống để đưa ra các trò chơi phù hợp nhất.
* Khen – Chê - Phạt: là một yếu tố cũng quan trọng không kém, cần có những động thái khen khi tất cả mọi người đều hưởng ứng, chê cá nhân nào đó để thúc đẩy họ không nên làm ảnh hưởng đến trò chơi, phạt để làm tăng thêm vui của trò chơi cũng như răng đe người không chịu chơi, không chú ý vào trò chơi.
2. Xác định các bước của người chơi:
* Đứng bên ngoài và có cảm hứng với trò chơi.
* Cổ động cho trò chơi.
* Tham gia vào hoạt động trò chơi.
* Tổ chức trò chơi với vai trò là diễn viên của trò chơi.
* Tổ chức hoạt động trò chơi cho mọi người.
3. Đánh giá không gian chơi:
* Người mới chơi, đã được chơi, thường xuyên chơi,…
* Trong hội trường, ngoài trời, bờ biển, …
* Sáng, trưa, chiều, tối, …
* Nội bộ chơi, các nhóm giao lưu, kết hợp vô tình, …
* Thiếu nhi, thiếu niên, thanh niên, trung niên, …
4. Học “trò chơi” và sáng tạo trò chơi mới:
* Cơ bản việc học trò chơi là đơn giản bởi chỉ nhìn người khác tổ chức chơi và tổ chức cho người khác chơi.
* Cái khó là nhìn trò chơi và hiểu mục đích tổ chức chơi để biến tấu trò chơi về nơi mình tổ chức chơi cho phù hợp.
* Dựa theo nhu cầu của tập thể hoặc mục đích tổ chức chơi của người quản trò mà người quản trò sẽ tổ chức chơi.

nayconlada

Tổng số bài gửi : 61
Join date : 28/04/2011
Age : 32
Đến từ : ha noi

http://sonlang.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết