SV LÀNG SƯ - SVCG HÀ THÀNH
Xin mời bạn cùng đăng nhập để có thể cùng chia sẻ với chúng tôi mọi điều về Đức Tin cũng như đời sống của bạn.!!!

Join the forum, it's quick and easy

SV LÀNG SƯ - SVCG HÀ THÀNH
Xin mời bạn cùng đăng nhập để có thể cùng chia sẻ với chúng tôi mọi điều về Đức Tin cũng như đời sống của bạn.!!!
SV LÀNG SƯ - SVCG HÀ THÀNH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tại sao lại phải hôn chân

Go down

Tại sao lại phải hôn chân Empty Tại sao lại phải hôn chân

Bài gửi by Admin Sat Apr 23, 2011 6:22 pm

Hôn là một hành động nhằm biểu đạt tình yêu. Cũng giống như mọi thứ khác, tình yêu có thật lẫn giả. Và thật bao giờ cũng ít hơn nhiều lần so với giả, hay những thứ trông gần thật. Trong Tân ước có mô tả về 2 nụ hôn khá tương phản. Một của Giuda, một của phụ nữ tội lỗi trong Phúc âm thánh Luca (7, 37)..
Trong khi Giuđa chọn điểm rơi của nụ hôn là má của Thầy để chứng tỏ đang đứng ở một khoảng cách gần trong quan hệ với Chúa Giêsu thì người phụ nữ tội lỗi lại chọn chân Thầy để biểu lộ tình yêu nghĩa là bà tự đặt mình ở khoảng cách rất xa trong quan hệ cả trong tâm hồn. Một nụ hôn của một môn đệ nạp Thầy tiềm ẩn trong thần thái và một nụ hôn của người đàn bà phàm tục chứng tỏ lòng ăn năn, quay về được chôn tận cõi lòng. Cùng một nụ hôn-tức cùng hình thức nhưng 2 suy nghĩ hoàn toàn khác biệt-tức khác về nội dung, nghĩa là khác về thần thái. 2 nụ hôn này không chỉ khác về vị trí mà quan trọng hơn là ánh mắt toát ra từ 2 nụ hôn cũng rất khác lạ. Kinh thánh không mô tả thần thái của 2 gương mặt này trong khi hôn và chỉ có các võ sư cao đạo mới có thể đo được tình yêu của 2 nụ hôn này nếu quan sát được đôi mắt. Người võ sư ấy chính là Chúa Giêsu, người hiểu thấu tâm cang của mọi hành vi, ngay cả khi chúng ta chưa hành động.
Nhằm hiểu thêm vì sao là hôn chân? Chúng ta có thể tham khảo sách Tân ước khi mô tả bữa tiệc ly, Chúa cũng đã chọn chân để rửa cho các môn đệ. Chân chiếm một vị trí thấp nhất về mặt cơ thể học, nhằm biểu diễn phần ít đáng được tôn trọng nhất.
Chọn chân để rửa hay để hôn, người hôn và người rửa nhằm chứng minh tình yêu, lòng khiêm cung hay sự bất tương xứng trong tình yêu ở cung bậc cao.
Các bức tranh tương phản và tính triết học
Ngồi trong nhà thờ những giây phút như thế này, tự dưng mình so sánh 2 biểu tượng của 2 tôn giáo lớn: Phật giáo và Công giáo. Trong khi hình tượng Đức Phật tại các Chùa trông thật thanh thản, tự tại thì hình ảnh của Chúa Giêsu trên thập tự trông rất đau khổ, ưu phiền. Vậy mà của gia bảo Ngài thường ban cho các Kitô hữu lại là sự bình an, hoàn toàn tương phản với cái hình tướng thuộc biểu trưng của cây thánh giá. Mình ngẫm nghĩ mãi cái hàm ý gì mà Chúa Giêsu đang muốn truyền tải qua sự mâu thuẫn thật khủng khiếp?
Rồi buổi tối thứ 6 tuần Thánh, chợt nhận ra cái ẩn ý bị che khuất này: trong tận cùng của đau khổ mà ta vẫn thấy sự bình an. Đây mới thật sự là cảnh giới của bình an, nghĩa là thấy cả bình an trong giông bão, bình an trong thánh giá, chứ không phải đi tìm bình an trong tĩnh lặng.
Các đoạn Tin Mừng trong những ngày này mô tả Chúa chịu nạn, đã vẽ các bức tranh đầy tương phản và các bài học đậm tính triết qua những bức tranh này thật hấp dẫn.
Suốt 3 năm rao giảng, Ngài chỉ chọn 12 tông đồ, 12 học trò đời thứ 1, vậy mà một trong số đó đã nạp Ngài vì 30 đồng tiền- một thứ tiêu biểu cho “nước” trần gian trong khi Ngài đang rao giảng về nước Trời, nơi rất xa lạ với tiền của.
Người học trò được Ngài chọn là trưởng tràng, dễ dàng từ chối Thầy ngay phút giây đầu tiên khi bị thử thách, mà người thử thách chỉ là một tớ gái và không chỉ 1 lần, thánh Phêrô chối đến 3 lần. Trong khi Ngài vừa mới nhắc lại tình yêu thương giữa thầy trò trong bữa tiệc ly hôm trước.
Khi vác thánh giá lên đồi Gongotha và chịu chết ở đó, 12 người học trò mà Ngài ra sức dạy dỗ, yêu thương, chúng ta chỉ tìm thấy thánh Gioan, trong khi đó Ngài truyền rằng có 2 điều quan trọng nhất trong đạo của Ngài: là mến Chúa và yêu người.
Chúa Cha đã đưa người Con của mình nhập thế để cứu chuộc tội lỗi vậy mà Ngài được treo lên và chết cùng với 2 tên trộm cướp-một loại tội ác điển hình. Cái chết của Chúa cũng bắt nguồn từ các tội lỗi là những hận thù, các đanh ác của nhân loại.
Thủ phạm trong cuộc hành quyết Chúa Giêsu chính là con người, loại thụ tạo mà Thiên Chúa đã tạo dựng giống hình ảnh Ngài. Một dân tộc mà Thiên Chúa chọn cũng chính là dân tộc treo Ngài lên thập tự với những lời hò reo “đóng đinh nó đi”.
Dẫn dắt câu chuyện đến các nút thắt của sự mẫu thuẫn và trình bày cách giải quyết các mẫu thuẫn rất dễ làm người đọc cuốn hút. Một vài mẫu chuyện cần giải quyết mâu thuẫn 1-1 ta cũng thấy trong Tân ước: đoạn người đàn bà ngoaị tình bị ném đá, đoạn yêu cầu Chúa Giêsu đóng thuế, đoạn Chúa Giêsu bị cám đỗ.
Trong Tây du kí, có đoạn mô tả tình huống mâu thuẫn hấp dẫn sau: Tổ sư yêu cầu Tề Thiên đi đổ chén đờm của Tổ vào chỗ “không phải trời không phải đất”. Quá mâu thuẫn. Tề Thiên nghĩ tới, nghĩ lui rồi đổ vào luôn trong miệng. Giải quyết câu hỏi hóc xương này, Tề Thiên liền được Thầy đặt tên là Ngộ Không (ngộ nghĩa là nhận biết).
Đưa các bức tranh, màu sắc tương phản nhau, có phải chính Chúa đã dạy cho ta một bài học cao thâm: khi giải quyết được các mâu thuẫn đỉnh điểm này, chúng ta sẽ vượt qua ranh giới của sự tầm thường để đạt tới một cảnh giới khác cao hơn mà bình an là một trường hợp.

ST
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 84
Join date : 18/04/2011
Age : 34
Đến từ : Hà Nội

https://svcglangsu.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết